

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng an toàn. Hiểu rõ nguyên nhân và biết khi nào cần đưa trẻ đi khám sẽ giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng.

Những chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Thị Kim Ngọc (Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ninh Bình Thăng Long) sẽ cung cấp cho cha mẹ kiến thức hữu ích về nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh, cách phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý, đồng thời hiểu rõ các yếu tố nguy cơ cũng như phương pháp điều trị hiệu quả.
Vàng da sơ sinh là gì?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Ngọc, vàng da sơ sinh xảy ra do tình trạng tăng phá hủy hồng cầu và chức năng chuyển hóa bilirubin chưa hoàn thiện ở trẻ. Bilirubin là một sắc tố màu vàng, hình thành do phân hủy hồng cầu cũ. Do gan chưa đủ khả năng loại bỏ bilirubin khỏi máu nên trẻ sơ sinh rất dễ bị vàng da.
Vàng da sinh lý thường xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 10 sau sinh. Mức độ vàng nhẹ, giới hạn ở vùng mặt, ngực và bụng trên. Vàng da sinh lý thường tự hết sau 1-2 tuần.
Vàng da bệnh lý xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh hoặc kéo dài trên 1 tuần ở trẻ đủ tháng, 2 tuần với trẻ sinh non. Mức độ vàng lan rộng, kèm theo triệu chứng bỏ bú, lờ đờ, tăng trương lực cơ. Nếu không được can thiệp kịp thời, vàng da bệnh lý có thể gây biến chứng nghiêm trọng, để lại di chứng thần kinh.
>> Đọc thêm:
Khác biệt giữa vàng da sinh lý và bệnh lý
Hiểu đúng và đủ về chiếu đèn trị vàng da
Lưu ý quan trọng khi điều trị vàng da
Những yếu tố làm tăng nguy cơ vàng da nặng
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Ngọc chỉ rõ một số yếu tố nguy cơ khiến trẻ sơ sinh dễ bị vàng da nặng bao gồm:
- Bất đồng nhóm máu mẹ con: Bất đồng nhóm máu ABO hoặc Rh
- Sinh non, nhẹ cân: Gan chưa phát triển hoàn thiện
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng bào thai hoặc sau sinh
- Tụ máu: Do sinh khó hoặc chấn thương khi sinh
- Bệnh lý bẩm sinh
Khi nào mẹ nên đưa trẻ đi khám?
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay nếu vàng da xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc khi tình trạng vàng da kéo dài trên 1 tuần ở trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ sinh non. Ngoài ra, nếu nhận thấy vàng da lan rộng toàn thân hoặc trẻ có dấu hiệu bỏ bú, lừ đừ, co giật, cha mẹ cần lập tức đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Ngọc khuyên để phòng ngừa và phát hiện sớm vàng da ở trẻ sơ sinh, mẹ nên khám thai định kỳ đầy đủ để sớm phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn. Sau khi sinh, việc cho trẻ bú sữa mẹ ngay và thường xuyên sẽ giúp tăng cường đào thải bilirubin qua đường tiêu hóa.
Ngoài ra, mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ, tránh tình trạng hạ thân nhiệt vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa bilirubin. Bên cạnh đó, việc theo dõi màu da của trẻ dưới ánh sáng tự nhiên cũng rất quan trọng để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Bài viết được tư vấn bởi BS. Nguyễn Thị Kim Ngọc Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ninh Bình Thăng Long Địa chỉ: 130 Tuệ Tĩnh, phường Nam Thành, TP. Ninh Bình Zalo OA phòng khám: zalo.me/4011370064566885943 Hotline: 0852528188 hoặc 0943566377 --- "Từ điển làm mẹ" là thế giới "từ mới" và "thuật ngữ" chỉ những người làm mẹ mới hiểu. Nếu bạn đang hoặc sắp bước vào hành trình đảm nhiệm thiên chức thiêng liêng, hãy chia sẻ "từ điển" thú vị của riêng mình với cộng đồng Đi Cùng Con. Đừng ngần ngại gửi về địa chỉ email chiase@dicungcon.vn. Mỗi đóng góp của bạn đều rất quý giá và sẽ giúp ích cho rất nhiều người đấy! |