
Vào tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi lớn dần, các bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ bầu về ngôi thai và những lưu ý khi bé có ngôi thai không thuận khi bạn khám thai ở mốc 32-36 tuần.
Hoa Đào
Khi đến gần những tuần cuối của thai kỳ, bác sĩ sẽ có các xét nghiệm, yêu âm lâm sàng để kiểm tra vị trí của em bé trong tử cung. Điều ngạc nhiên là dù không gian rất nhỏ, nhưng em bé có thể ở nằm ở nhiều vị trí khác nhau.
Thông thường, các bé sẽ có vị trí cố định vào khoảng tuần 32-36 của thai kỳ, lúc này vị trí và tư thế nằm của bé được gọi là ngôi thai.
Tại sao việc xác định ngôi thai lại quan trọng?
Sinh thường là phương pháp được khuyến khích, song sinh thường có thể gặp biến chứng và nguy cơ gặp biến chứng cao hơn nếu em bé không ở vị trí lý tưởng cho việc sinh nở (ngôi thai không thuận). Vị trí của thai nhi có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình sinh nở và đối với một số tư thế nhất định, các mẹ cần phải sinh mổ.

Ví dụ, nếu đầu em bé quay xuống khi mẹ bầu chuyển dạ, nguy cơ sẽ thấp hơn so với khi bé quay ngược hoặc nằm ngang. Khi em bé không ở vị trí thuận lợi, cả mẹ bầu lẫn thai nhi có thể gặp rủi ro khi sinh thường như: Kẹt đầu (đầu em bé bị mắc kẹt trong tử cung), chèn ép dây rốn, làm giảm mức oxy của bé, dây rốn quấn quanh cổ hoặc tay bé trong quá trình sinh...
Ngôi thai lý tưởng cho việc sinh thường
Theo các bác sĩ, để đảm bảo sức khỏe, thuận lợi khi sinh thường cho cả thai nhi lẫn mẹ bầu, ngôi thai an toàn thường đảm bảo nhiều yếu tố cùng lúc, bao gồm: Đầu quay xuống phía dưới (gọi là ngôi đầu hoặc ngôi chỏm), mặt hướng về phía lưng mẹ, cột sống của bé song song với cột sống của mẹ, cổ bé gập về phía trước, cằm chạm ngực, tay bé gập trước ngực.
Ngoài ra, ngôi thai đầu hướng xuống, mặt ngửa lên cũng có thể được xem là thuận để sinh thường. Ở tư thế này, đầu em bé vẫn hướng xuống cổ tử cung, nhưng quay mặt về phía trước của mẹ. Tư thế này còn được gọi là "nằm ngửa" và khiến việc chuyển dạ khó khăn và thời gian sinh nở lâu hơn. Mặc dù không lý tưởng bằng ngôi đầu, nhưng các mẹ vẫn có thể sinh con qua đường âm đạo khi thai nhi ở tư thế này.

Một số em bé tự quay mặt về phía sau trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, một số khác có thể cần sự hỗ trợ. Nếu giai đoạn chuyển dạ diễn ra quá lâu và các dấu hiệu sinh tồn của em bé không lý tưởng, bác sĩ có thể dùng tay để giúp em bé xoay trong ống sinh (còn gọi là xoay thủ công).
Các ngôi thai không thuận mà mẹ bầu cần lưu ý
Nếu thai nhi nằm ở vị trí, tư thế, hoặc ngôi khác, quá trình chuyển dạ có thể khó khăn hơn và sinh thường có thể không thực hiện được. Những biến thể trong ngôi, tư thế, hoặc vị trí của thai nhi có thể xảy ra khi thai nhi quá lớn so với khung chậu của mẹ (không cân xứng giữa thai nhi và khung chậu), tử cung có hình dạng bất thường hoặc có các khối u như u xơ, thai nhi có dị tật bẩm sinh, có nhiều hơn một thai nhi (đa thai).
Ngôi mông: Khoảng 3-4% thai nhi vẫn giữ tư thế đầu hướng lên và mông quay xuống phía dưới. Có nhiều loại ngôi mông khác nhau và tất cả đều làm tăng nguy cơ mẹ bầu phải sinh mổ.
- Ngôi mông hoàn toàn: Mông ở gần ống sinh, đầu gối em bé cong và bàn chân gần mông.
- Ngôi mông thẳng: Em bé có hình chữ V, mông gần ống sinh, chân hướng lên và bàn chân gần đầu.
- Ngôi mông chân: Đúng như tên gọi, em bé có một hoặc cả hai chân gần hoặc trong ống sinh.
- Ngôi mông xiên: Ngôi mông xiên có nghĩa là em bé của bạn ở tư thế chéo (hoặc nghiêng) trên tử cung. Tư thế thai nhi này rất hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra.
Ngôi mông nguy hiểm hơn khi sinh thường vì đầu thai nhi không thẳng hàng với ống sinh, có thể dẫn đến chèn ép dây rốn. Nếu dây rốn đi vào ống sinh trước, áp lực từ đầu trong quá trình chuyển dạ có thể chèn ép dây rốn, cản trở lưu lượng máu và gây ra tình trạng khẩn cấp. Mẹ bầu sẽ phải sinh mổ nếu em bé không thể xoay đầu xuống.

Ngôi vai: Ở tư thế này, thai nhi có thể cuộn tròn ở tư thế bào thai nhưng nằm nghiêng trên tử cung. Lưng, vai hoặc tay và chân của em bé có thể gần với ống sinh nhất. Rủi ro chính đối với tư thế này là nhau thai có thể bị tổn thương trong quá trình sinh nở hoặc cố gắng xoay em bé. Bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Ngôi thai có thể thay đổi không?
Trong những tuần và ngày trước ngày dự sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai của em bé trong tử cung. Nếu em bé chưa có vị trí tốt nhất để sinh, bác sĩ có thể sử dụng một số kỹ thuật để đẩy em bé vào đúng vị trí. Điều này có thể giúp mẹ bầu sinh thường.
Bác sĩ có thể thực hiện thay đổi ngôi thai nếu mẹ bầu đảm bảo các yếu tố bao gồm: Mang thai khoảng 36 đến 40 tuần, quá trình chuyển dạ vẫn chưa bắt đầu hoặc đang chuyển dạ nhưng nước ối chưa vỡ, thai nhi đang bơi trong rất nhiều nước ối, mang thai một em bé (không phải thai đôi/ba).
Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật xoa bóp nhẹ nhàng và ấn mạnh để đưa em bé vào tư thế ngôi chỏm OA (đầu xuống và mặt hướng về phía lưng mẹ). Nếu thành công, điều này có thể giúp bạn tránh được việc sinh mổ không kế hoạch. Sức khỏe của bạn và của bé sẽ được kiểm tra cẩn thận trước khi bác sĩ cố gắng xoay bé vào đúng vị trí. Trong suốt quá trình thực hiện, em bé sẽ được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo bé không quá khó chịu.
Theo MSDmanual
Bình luận