
Nếu bạn có một em bé khá nhút nhát ở nơi đông người, không “gấu” nếu bị bạn khác giật đồ chơi…, thì dưới đây là một số cách để có thể giúp bé dạn dĩ hơn.
Mai Ánh Nguyệt
1. Bổ sung kiến thức nhận diện về thế giới xung quanh: Sự vật, sự việc, hiện tượng
2. Cho con gần gũi với thiên nhiên nhiều hơn. Cho con hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
3. Hãy tham gia cùng con các hoạt động cộng đồng, tập thể như: Từ thiện, chạy bộ quanh khu, đi bộ (tùy vào khả năng vận động của bé ba mẹ nhé).
4. Khen ngợi con kịp thời
5. Hạn chế giao tiếp các từ ngữ mang tính chất vô định, mơ hồ: Đừng cái gì cũng nguy hiểm, cái gì cũng cẩn thận, cái gì cũng doạ.
Ba mẹ có thể thay thế bằng câu khẩu lệnh tích cực như: Đi chậm thôi (thay vì nói đi nhanh ngã đấy), Ăn từ từ thôi (thay vì nói ăn nhanh nghẹn), Cùng chơi nào…
Trẻ mới biết nói thì khả năng giao tiếp thường nói được từ ghép, câu đơn ngắn như Mẹ ngồi đi, Chầm chậm, Ngụm nước, Cái gì đây?…. Vì thế khi giao tiếp với con, ba mẹ nên nói câu ngắn, từ ngữ tượng thanh, tượng hình, từ láy, từ đơn lặp lại nhiều lần để trẻ dễ nhớ. Tuy nhiên nếu con có khả năng giao tiếp tốt, cha mẹ có thể trao đổi nhiều hơn. Nhưng phải đảm bảo con có biểu hiện nghe và giao tiếp bằng mắt.

6. Khai thác điểm mạnh của con
Không nên yêu cầu con hòa đồng mà nên cho con được chọn nơi để hòa nhập. Nếu con thích hát cho con tham gia hát, nếu con thích vẽ cho con tham gia vẽ…. Bất kỳ cộng đồng nào mà chung sở thích với con đều có thể cho bé tham gia.
Bé ở độ tuổi 2-3 tuổi thì mẹ quan sát xem con thích chơi gì nhất. Cái này có thể thay đổi liên tục vì con đang trong giai đoạn khám phá nên là sẽ thay đổi sở thích thường xuyên.
7. Không la mắng con: Cần tập trung vào giải pháp, không tập trung vào vấn đề. Việc hay quát mắng con cũng khiến bé dễ thu mình hơn.
8. Làm gương: Mẹ và bố cần trở thành tấm gương tự tin, chủ động trong cuộc sống và chủ động làm mẫu cho con.
Ví dụ, con mình hay sợ độ cao nhưng mình cũng không ép con. Mình cho con chơi trò khác miễn là giúp bé có thể chơi được với nhiều người hơn. Đâu phải ai cũng cần lái máy bay mà phải rèn không sợ độ cao, nhỉ?
Nội dung được chia sẻ bởi mẹ Mai Ánh Nguyệt - Tư vấn phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ và giáo dục sớm. Nếu bạn có câu chuyện muốn chia sẻ với cộng đồng cha mẹ của Đi Cùng Con, đừng ngần ngại gửi về địa chỉ email chiase@dicungcon.vn. Mỗi đóng góp của bạn đều rất quý giá và sẽ giúp ích cho rất nhiều người đấy! |