

Phản xạ xuống sữa là phản xạ khi đầu ti và quầng vú được kích thích, khiến các nang sữa co thắt và đẩy sữa ra khỏi ngực.
Cụ thể khi bé bú mẹ, miệng và lưỡi bé tiếp xúc trực tiếp sẽ kích thích quầng vú và đầu ti mẹ. Tín hiệu thần kinh từ bầu ngực sẽ gửi đến não bộ. Não bộ tiết ra hormone oxytocin. Các hormone này sẽ theo máu xuống bầu ngực khiến cho các cơ quanh nang sữa co bóp đồng loạt. Khi các nang sữa được co bóp sẽ giúp đẩy sữa ra khỏi ngực. Nhờ vậy bé sẽ nhận được nhiều sữa.

Nếu không có phản xạ xuống sữa này, em bé chỉ bú được lượng sữa chủ yếu trong các lòng ống dẫn sữa, chứ không nhận được nhiều sữa từ các nang chứa sữa.
Dù mẹ cho bú trực tiếp, vắt sữa bằng tay hay bằng máy (máy đôi hay máy đơn) thì phản xạ này đều cần phải có. Có điều, khi bé bú trực tiếp thì phản xạ này sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Còn khi hút sữa, mẹ sẽ phải tự kích thích nó. Nếu trong quá trình hút sữa mà mẹ không tự kích thích tốt phản xạ xuống sữa, thì sữa sẽ không được đẩy ra khỏi ngực tốt và dễ bị ứ lại trong ngực nhiều hơn, gây nguy cơ tắc tia hoặc kích hoài mà sữa vẫn không tăng đủ cho con.
Mẹ có cảm giác gì khi phản xạ xuống sữa xảy ra?
Mẹ sẽ có cảm giác: Tê tê/buốt buốt/châm chích/rần rần ở hai ngực, hoặc sữa tự động chảy ra không ngăn được. Còn nếu bạn đang cho con ngậm ti bú, bạn có thể thấy ngực bên kia tự chảy sữa.
Có phải bà mẹ nào cũng có cảm giác này?
Người mẹ khi cho con bú trực tiếp thì phản xạ xuống sữa luôn xảy ra. Nhưng để cảm nhận được nó thì không phải ai cũng cảm nhận được. Nếu mẹ không thấy hiện tượng được nêu ở trên thì khả năng mẹ thuộc nhóm này. Có 30% các bà mẹ không cảm nhận được phản xạ xuống sữa trong lúc đang cho con bú.
Một lưu ý nhỏ là khi lượng sữa trong ngực còn ít thì có khả năng các mẹ sẽ không cảm nhận được phản xạ xuống sữa.
Bài viết được tư vấn bởi BS Sữa Mẹ Lê Ngọc Anh Thy Bác sĩ Sữa Mẹ - Founder của Trung Tâm Tư vấn Sữa Mẹ BMC. Địa chỉ: Trung tâm Tư vấn Sữa Mẹ BMC, 3A Tân Canh, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp. HCM Hotline: 0764623046 - 0904755525 – 0769969525 hoặc quan tâm Zalo OA tại đây. |
Nếu bạn đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và có câu chuyện muốn chia sẻ với Đi Cùng Con, xin vui lòng gửi về địa chỉ email chiase@dicungcon.vn. Mỗi đóng góp của bạn sẽ giúp ích cho rất nhiều cha mẹ trên hành trình nuôi dạy con. |