
Có bao giờ mẹ thấy mình buồn mà không rõ vì sao chưa? Có lúc đang ôm con trên tay - hạnh phúc lắm chứ, nhưng nước mắt cứ tự nhiên rơi xuống?
Mình từng có lúc như vậy. Và rồi mình nhận ra: À, đó có thể là trầm cảm sau sinh - điều mà nhiều mẹ trải qua nhưng không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận ra và vượt qua.
Trầm cảm sau sinh dưới góc nhìn Đông y: Khi tâm trí mẹ cũng cần được chăm sóc
Trong Đông y, người ta gọi trầm cảm sau sinh là “tâm bệnh” - tức là bệnh của Thần. Nghe có vẻ mơ hồ, nhưng hiểu đơn giản thì là tinh thần mình đang mệt mỏi, căng thẳng, không ổn định.
Có nhiều lý do khiến mẹ sau sinh dễ rơi vào trạng thái này, và mình nghĩ nếu hiểu rõ từng nguyên nhân, mẹ sẽ thấy nhẹ lòng hơn, vì hóa ra không phải mình yếu đuối hay tệ gì cả, mà đó là điều có thể lý giải được.
Vì sao mẹ lại buồn? Một vài lý do quen thuộc...
1. Cơ thể sau sinh rất yếu và điều đó hoàn toàn bình thường
Chuyện sinh con đúng là "cửa sinh là cửa tử". Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ phải nuôi dưỡng một sinh linh nhỏ bé, đến khi sinh xong thì khí huyết cũng đã vơi đi rất nhiều. Nên nếu mẹ thấy mình mệt mỏi, rã rời, dễ cáu gắt, mất ngủ… thì đó không phải vì mẹ yếu – mà vì cơ thể mẹ cần được phục hồi.
Mẹo nhỏ giúp mẹ hồi phục nhanh hơn:
- Ăn đa dạng, ưu tiên thực phẩm ấm, dễ tiêu và bổ dưỡng: cháo gạo lứt, củ sen, ngũ cốc, hạt…
- Tránh các món tính lạnh như: ốc, cua, gỏi sống, nước đá lạnh…
- Nghỉ ngơi thật nhiều, đừng cố làm việc nhà hay ép mình phải "trở lại như trước kia".
2. Tạng tâm yếu - tâm trí dễ rối loạn
Trong Đông y, Tâm là cơ quan giữ thăng bằng cảm xúc. Nếu mẹ trước đó vốn đã hay suy nghĩ, lo lắng thì sau sinh, tạng Tâm lại càng dễ bị tổn thương. Kết quả là mẹ dễ rơi vào trạng thái mất ngủ, hay khóc, không thấy vui nổi.
Mẹo nhỏ cho Tâm an:
- Uống các loại trà an thần nhẹ như táo đỏ, hoa cúc, long nhãn…
- Có thể dùng thêm bộ huyệt hoặc châm cứu nhẹ giúp mẹ thư giãn. Mình từng thử bấm huyệt Ấn đường trước khi ngủ và thấy dễ chịu lắm đó mẹ.

Những điều nhỏ xíu nhưng ảnh hưởng lớn đến tâm trạng mẹ
1. Mẹ cần được yêu thương chứ không chỉ là người chăm con
Nhiều người trong nhà (nhất là các bố) hay bị cuốn vào bé mà vô tình quên mất cảm xúc của mẹ. Mình từng chỉ mong một câu “em ổn không?” mà không ai hỏi.
Nếu bạn là một ông bố đọc tới đây: chỉ cần một cái ôm, một câu động viên, một lần dậy đêm thay vợ trông con – mẹ sẽ vơi bớt đi
2. Mẹ có quá nhiều nỗi lo
Từ sữa ít – sữa nhiều, con bú đủ không, ngủ sao, phát triển thế nào… quá nhiều thứ khiến đầu mẹ như muốn nổ tung. Vậy nên: Hãy nhớ, mẹ không cần hoàn hảo, chỉ cần đủ yêu thương con là được rồi. Đừng so sánh với ai hết nhé.
3. Con quấy khóc - đêm mẹ mất ngủ triền miên
Có những bé bị khóc dạ đề, khóc vào đúng lúc mẹ chỉ mong được chợp mắt. Những hôm đó, thật sự chỉ muốn gục ngã. Mình từng trải qua rồi – nên mình biết cảm giác đó như thế nào.
Giải pháp:
- Nhờ người thân giúp đỡ bé lúc mẹ cần nghỉ.
- Thử massage, bế kiểu kangaroo, hoặc dán huyệt nhẹ theo Đông y (mình từng dùng Thủy Thủ Châm - thấy bé dịu hẳn).
- Và quan trọng: Nói ra, chia sẻ, đừng giữ trong lòng.
Làm gì để vượt qua trầm cảm sau sinh nhẹ nhàng và ấm áp?
Việc mẹ có thể làm | Gợi ý nhỏ từ mình |
Chăm cơ thể | Ăn đủ, ngủ đủ, tắm nắng sáng sớm, đừng ép mình giảm cân vội |
Chăm tâm hồn | Uống trà an thần, nghe nhạc nhẹ, tập hít thở, viết nhật ký |
Kết nối | Nói chuyện với chồng, mẹ, bạn bè – hoặc tham gia nhóm mẹ bỉm |
Tìm hỗ trợ chuyên môn | Nếu thấy không ổn thật sự, mẹ nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý – không có gì sai cả! |

Tâm sự của một mẹ bỉm đang chênh vênh sau sinh
Mẹ T - mẹ của một bé 4 tháng tuổi - từng chia sẻ với bác sĩ trong một lần khám sau sinh:
“Em không ngủ nổi một giấc trọn vẹn từ khi sinh bé. Lúc nào đầu óc cũng quay cuồng lo lắng: lo thiếu sữa, lo con không tăng cân, con ốm. Mà em thì sinh muộn, đã 44 tuổi rồi, cứ sợ cơ thể mình không đủ sữa cho con… Ngày nào cũng chỉ quẩn quanh trong bốn bức tường, cảm giác bí bách vô cùng”.
Đây không phải là lời tâm sự hiếm gặp. Rất nhiều mẹ sau sinh - nhất là mẹ sinh con ở tuổi ngoài 40, hay đã có tiền sử sức khỏe không ổn - đều rơi vào trạng thái như vậy. Mẹ T thường xuyên mất ngủ, người lúc nào cũng mệt mỏi, đau mỏi vai gáy, tay tê, dễ chóng mặt, thậm chí tụt huyết áp.
Những dấu hiệu đó không đơn giản chỉ là mệt mỏi sau sinh, mà là những biểu hiện của trầm cảm sau sinh thể nhẹ đến trung bình.
Với góc nhìn của Đông y, thì khi cơ thể mẹ yếu, khí huyết suy giảm, cơ thể không đủ "nuôi dưỡng tinh thần", lâu dần sẽ khiến tâm lý mất thăng bằng, dễ sinh ra lo âu, buồn bã, thậm chí là tuyệt vọng.
Nếu mẹ đang thấy mình cũng có những biểu hiện giống như vậy – bác sĩ có vài lời nhắn nhủ nhẹ nhàng:
- Đầu tiên, hãy lắng nghe cơ thể mình. Cơ thể đang mệt, đừng ép bản thân phải làm "siêu nhân".
- Chia sẻ nhiều hơn với người thân. Đừng ôm hết nỗi lo một mình. Chồng, mẹ, người thân… có thể không hiểu hết, nhưng họ sẽ đồng hành nếu ta mở lời.
- Ăn uống đủ chất, ưu tiên món dễ tiêu, giúp bổ khí huyết. Một số món như cháo gà ác, nước hầm xương, hoặc bài thuốc Đông y phù hợp có thể giúp mẹ hồi phục từ bên trong.
- Ngủ – nghỉ – vận động nhẹ nhàng. Khi có thể, hãy tranh thủ chợp mắt, hít thở sâu, đi bộ chậm quanh nhà để cơ thể “được thở”.
- Nếu có điều kiện, mẹ nên được chăm sóc bằng phương pháp Đông y hỗ trợ như xoa bóp, châm cứu, dưỡng sinh hoặc dùng các bài thuốc bổ khí huyết – giúp mẹ dần hồi phục thể lực và tinh thần.
Làm mẹ chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi chính bản thân mình cũng đang yếu. Nhưng mẹ ơi, chúng ta không đơn độc – và mẹ xứng đáng được chăm sóc, được quan tâm. Hãy thương mình một chút, để đủ khỏe mạnh yêu con thật trọn vẹn, mẹ nhé!
Bình luận