

Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và rất dễ lây lan, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ.
Bệnh chốc lở thường xuất hiện dưới dạng vết loét đỏ trên mặt, đặc biệt là quanh mũi và miệng của trẻ và trên tay và chân. Các vết loét vỡ ra rồi lan xung quanh và phát triển lớp vỏ màu mật ong.
Điều trị bằng kháng sinh thường được khuyến nghị để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh chốc lở sang người khác. Điều quan trọng là giữ cho con ở nhà tránh tiếp xúc với trẻ khác cho đến khi bé không còn truyền nhiễm - thường là 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh.
Nguyên nhân gây chốc lở
Bệnh do vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu gây nên. Trẻ tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh chốc lở khi trẻ tiếp xúc với vết loét của người bị nhiễm bệnh, hoặc với những vật dụng họ đã chạm vào - chẳng hạn như quần áo, khăn trải giường, khăn tắm và thậm chí cả đồ chơi.
Biến chứng
Bệnh chốc lở thường không nguy hiểm. Các vết loét ở dạng nhiễm trùng nhẹ thường lành mà không để lại sẹo.
Hiếm khi, bệnh chốc lở để lại các biến chứng như:
- Viêm mô tế bào
- Viêm cầu thận
- Để lại sẹo

Điều trị
Bệnh chốc lở thường được điều trị bằng thuốc mỡ hoặc kem bôi kháng sinh (fucidin, xanh metylen) được bôi trực tiếp lên vết loét.
Nếu có nhiều tổn thương và lan rộng, bác sĩ có thể kê kháng sinh đường uống cho con. Hãy chắc chắn hoàn thành toàn bộ quá trình dùng thuốc ngay cả khi vết loét đã lành. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát và làm giảm khả năng kháng kháng sinh.
Phòng bệnh
Giữ cho làn da sạch sẽ là cách tốt nhất. Điều quan trọng là phải rửa vết trầy xước, vết côn trùng cắn và các vết thương khác ngay khi bị thương.
Để giúp ngăn ngừa bệnh chốc lở lây sang người khác, cần:
- Nhẹ nhàng rửa các khu vực da bị ảnh hưởng bằng xà phòng nhẹ dưới vòi nước chảy và sau đó che nhẹ bằng gạc sạch.
- Giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm của người bị nhiễm bệnh mỗi ngày và không dùng chung chúng với bất kỳ ai khác trong gia đình.
- Đeo găng tay khi bôi thuốc mỡ kháng sinh và rửa tay kỹ sau đó.
- Cắt móng tay của trẻ bị nhiễm bệnh
- Rửa tay thường xuyên bằng xà bông
- Giữ con ở nhà ít nhất 24-48 giờ sau dùng thuốc để tránh lây cho trẻ khác.
Nội dung được tư vấn bởi BSCKI Nguyễn Hữu Thảo Trưởng khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc - Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc Phòng khám: - Cơ sở 1: Thị Trấn Lập Trạch, huyện Lập Trạch, Vĩnh Phúc (hotline: 0989555035). - Cơ sở 2: 51B Phùng Quang Phong, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên (hotline: 0983666520). - Cơ sở 3: Phố Me, thị Trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc (hotline: 0342434013). |