
Lời nói của cha mẹ có thể trở thành động lực thúc đẩy con cái, nhưng cũng có thể vô tình làm con thấy tủi thân, tự ti, tiêu cực. Trang Parents khuyên cha mẹ nên tránh những câu nói tưởng bình thường mà bất thường sau.
Tú Hảo

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ thường sử dụng câu phủ định để nói với trẻ mà không có lời giải thích. Chẳng hạn như “Không được làm như vậy”, “Không được lấy nó”, “Không được ăn cái đó”… Những lời nói lặp đi lặp lại này làm trẻ cảm thấy tự ti, dễ suy nghĩ rằng mình làm gì cũng không được, không đúng. Thay vì nói phủ định ngắn gọn, cha mẹ cần giải thích để con hiểu “Con không thể ăn món này vì nó không tốt, có thể làm con đau bụng”, “Con đừng trèo lên cao, có thể bị té đấy”…

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen thúc giục con cái “Nhanh lên, mau lên”. Câu nói tưởng như bình thường nhưng trẻ có thể cảm nhận được sự khó chịu của bố mẹ, sự hối thúc đó làm trẻ nghĩ mình làm việc quá chậm. Thay vì thúc giục dẫn đến cảm xúc không tốt cho cả bố mẹ và con cái, phụ huynh có thể nghĩ ra trò chơi hoặc phần thưởng nào đó để con cảm thấy hào hứng và tăng tính tự giác.

Tùy trường hợp mà bố mẹ chọn đồng ý hay không đồng ý với các điều kiện trẻ đưa ra. Luôn đáp ứng nhu cầu của trẻ có thể làm con trở nên tự mãn và không có cố gắng, nỗ lực đạt được mục tiêu khác trong tương lai. Nếu yêu cầu của trẻ nằm ngoài khả năng, bố mẹ có thể đặt thêm một mục tiêu mới để trẻ hoàn thành, sau đó nhận phần thưởng khác trong khả năng của mình.

Đây là lời nói nên tránh nhất khi giao tiếp với trẻ. Trẻ em phát triển dựa trên những gì chúng thấy, tiếp xúc và cảm nhận. Nếu bố mẹ nói dối, khi lớn lên trẻ cũng sẽ nói dối để đạt được mục tiêu, hình thành nên tính cách xấu.

Trong nhiều trường hợp, khi trẻ phản biện để bảo vệ quan điểm của mình, bố mẹ thường không hài lòng và cắt ngang lời của trẻ. “Không được cãi”, “Không nói nữa”… làm trẻ thấy bực bội vì không được lắng nghe và thấu hiểu. Bố mẹ có thể nghe hết lời nói của con, sau đó khuyên con “Con nên làm thế này…”, “Thay vì làm như vậy, con nên làm thế này…”. Như vậy trẻ sẽ không tức tối và có thêm thời gian suy nghĩ về phương án bố mẹ đặt ra.

Bố mẹ có lúc bận rộn hoặc muốn yên tĩnh để nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, liên tục từ chối con cái bằng câu nói “Bố/mẹ đang bận”, “Bố/mẹ không có thời gian” vô tình tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Lâu dần trẻ sẽ cảm thấy tổn thương, không cảm nhận được sự gần gũi với bố mẹ, khi lớn lên sẽ không có sự chia sẻ, tâm sự với bố mẹ, từ đó ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.

“Con hư quá”, “Con lì quá”, “Con thật chậm chạp”… bố mẹ càng nói nhiều những câu này, con sẽ càng trở nên giống với những gì bố mẹ nói. Vì những lời nói ấy sẽ thấm vào tiềm thức và sinh ra bản chất giống như vậy. Nên nói điều tốt đẹp như những lời động viên, khen ngợi để con cố gắng đạt được những điều tốt đẹp đó.
Theo Parents.com
Nếu bạn có câu chuyện muốn chia sẻ với cộng đồng cha mẹ của Đi Cùng Con, đừng ngần ngại gửi về địa chỉ email chiase@dicungcon.vn. Mỗi đóng góp của bạn đều rất quý giá và sẽ giúp ích cho rất nhiều người đấy! |