

Rò luân nhĩ xuất hiện như một lỗ nhỏ hoặc hố trên da, thường ở phía trước của vành tai trên, chỗ sụn của vành tai tiếp giáp với mặt. Lỗ rò luân nhĩ thường xảy ra 1 bên, có thể cả 2 bên.
Biểu hiện của rò luân nhĩ
Bình thường chỉ thấy một lỗ rò bé bằng đầu tăm trên da mà không có biểu hiện gì khác. Thỉnh thoảng miệng lỗ rò có thể chảy dịch mùi hôi. Khi bị viêm thì có biểu hiện ngứa, sưng đỏ có thể tạo apce
Hầu hết các trường hợp rò luân nhĩ không ảnh hưởng đến thính lực.

Nguyên nhân
Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh do khe mang thứ nhất khép không hoàn toàn trong thời khì phôi thai.
Nữ bị nhiều hơn nam
Tỉ lệ khoảng 1% trẻ mắc.
Lỗ rò có thể dài ngắn, nông sâu khác nhau (vài mm đến hơn 3cm), đơn giản hoặc phức tạp (một nhánh hoặc nhiều nhánh).
Chăm sóc
- Đây là dị tật bẩm sinh, nếu không bị viêm nhiễm thì có thể chung sống với nó suốt đời mà không cần can thiệp gì.
- Giữ vệ sinh trẻ sạch sẽ hằng ngày
- Không nặn bóp vào lỗ rò
- Nếu thấy trẻ hay gãi lỗ rò hoặc lỗ rò chảy dich hôi, sưng đỏ cần vệ sinh bằng cồn 70 độ hoặc cồn iod hằng ngày.
- Khám bác sĩ ngay nếu vùng lỗ rò sưng to hoặc sốt. Bác sĩ có thể phải kê toa kháng sinh cho con bạn.
- Nếu lỗ rò tái phát nhiễm trùng nhiều lần có thể cần phẫu thuật cắt đường rò.
Nội dung được tư vấn bởi BSCKI Nguyễn Hữu Thảo Nếu bạn đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và có câu chuyện muốn chia sẻ với Đi Cùng Con, xin vui lòng gửi về địa chỉ email chiase@dicungcon.vn. Mỗi đóng góp của bạn sẽ giúp ích cho rất nhiều cha mẹ trên hành trình nuôi dạy con. |