

Các can thiệp phẫu thuật như hút mỡ, tái tạo thành bụng hoặc kết hợp cả hai cần tuân thủ yêu cầu của ngoại khoa như sau 6 tháng, không cho con bú, các chỉ số thể trạng và xét nghiệm đảm bảo cuộc phẫu thuật.
Sau sinh, da mất đi độ đàn hồi, săn chắc và lỏng lẻo. Nguyên nhân chủ yếu do đứt gãy và giảm đi các sợi elastin, collagen, gây chảy xệ, rạn da và chùng nhão, nhăn nheo. Ngoài ra, sự tích tụ mô mỡ dư thừa lâu ngày cũng dẫn đến mỡ bụng lớn, gây chảy xệ, ngấn bụng, có thể kèm rạn da.
Các chị em có thể hạn chế mỡ bụng sau sinh bằng các biện pháp:
- Tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ: Khi tăng tiết sữa, lượng calo sẽ chuyển vào sữa giúp giảm lượng chất béo tích tụ.
- Chườm ấm sau sinh vùng bụng: Điều này tăng cường tuần hoàn lưu thông máu, tăng chuyển hoá, tăng khả năng đàn hồi vùng bụng.
- Đai nịt bụng để tạo eo thon gọn hơn.
- Tập thể dục sớm và uống nhiều nước.
Các can thiệp phẫu thuật như hút mỡ, tái tạo thành bụng hoặc kết hợp cả hai cần tuân thủ yêu cầu của ngoại khoa như sau 6 tháng, không cho con bú, các chỉ số thể trạng và xét nghiệm đảm bảo cuộc phẫu thuật.

Quy trình phẫu thuật căng da bụng
Căng da bụng là đại phẫu ngoại khoa nhằm loại bỏ mô da thừa, mỡ thừa và tái tạo cơ thành bụng, giúp thành bụng da căng, phẳng, chắc chắn.
Phẫu thuật căng da bụng được chỉ định cho các trường hợp, thừa da, thừa mỡ và chống chỉ định cho người mắc bệnh tim mạch, đang sử dụng thuốc chống đông liều cao… hay BMI trên 30.

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đánh giá toàn trạng toàn thân, tại chỗ vùng da bụng thừa ít (tạo hình thành bụng nhỏ - không chuyển rốn), da dư vừa và nhiều (tạo hình thành bụng toàn bộ - có chuyển rốn), khám xét toàn thân và các xét nghiệm trong giới hạn cho phép gây mê phẫu thuật kéo dài tới 5 tiếng.
Ở bước tiếp theo, bác sĩ sẽ giải thích rõ kỹ thuật, nguy cơ và biến chứng khi phẫu thuật cho bệnh nhân và người nhà.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê (ống nội khí quản) và các bước hút mỡ cụ thể như sau:
- Hút mỡ nếu có toàn bộ vùng sau lưng, vùng eo và vùng trên rốn (hút lớp mỡ sâu nếu có chuyển rốn)
- Đối với trường hợp thừa da ít, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách lớp da mỡ dưới quanh rốn; tái tạo cơ thành bụng quanh rốn và dưới rốn, căng phẳng, sau đó cắt bỏ tối đa da thừa, đóng kín thành bụng 3 lớp.
- Đối với trường hợp da thừa vừa và nhiều: Bác sĩ rạch da từ hai gai chậu trước trên, phẫu tích bóc tách da mỡ, cắt rốn và bóc tới bờ sườn 2 bên.
- Tiến hành tái tạo cơ thành bụng: Khâu cơ xẹp vùng bụng, phẳng và có độ đàn hồi, sau đó kéo căng da, loại bỏ da thừa tối đa giúp bụng khoẻ phẳng. Xác định vị trí rốn, tạo lỗ rốn mới tương tự vị trí cũ. Đóng kín thành bụng 3 lớp kín đã dẫn lưu các vùng riêng biệt.
- Băng bó và định hình thành bụng bằng áo áp lực liên tục 3 tháng.
- Chăm sóc xử lý các biến chứng có thể có thể có.
Ai không nên phẫu thuật căng da bụng?
Người không nên phẫu thuật căng da bụng gồm: Đang mắc các bệnh hệ thống, suy tim, ung thư di căn, dùng thuốc chống đông kéo dài… hoặc mắc một số bệnh mãn tính đang trong thời gian bùng phát, vùng phẫu thuật đang viêm nhiễm.
![]() Bài viết được tư vấn bởi TS. BS Tống Hải Chủ nhiệm khoa Vi phẫu và tái tạo, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo, Bệnh viện Bỏng quốc gia Thẩm mỹ Như Hoa Địa chỉ: 24 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Website: https://thammynhuhoa.vn/ Hotline: 097.406.2222 Email: thammynhuhoa24@gmail.com |
Nếu bạn đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và có câu chuyện muốn chia sẻ với Đi Cùng Con, xin vui lòng gửi về địa chỉ email chiase@dicungcon.vn. Mỗi đóng góp của bạn sẽ giúp ích cho rất nhiều cha mẹ trên hành trình nuôi dạy con. |