
Bên cạnh buồn nôn, mệt mỏi và sưng chân, hầu hết phụ nữ đều bị đau lưng vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Thay đổi nội tiết tố, tư thế đi đứng, ngồi chưa đúng là nguyên nhân dẫn đến đau lưng khi mang thai.
Tú Hảo
Nguyên nhân trong 3 tháng đầu
Tình trạng đau lưng trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể do sự thay đổi nội tiết tố và căng thẳng. Cụ thể, trong 3 tháng đầu tiên, nồng độ progesterone trong cơ thể tăng lên nhanh chóng, gây giãn cơ, dây chằng gần xương chậu, có thể ảnh hưởng đến sự ổn định và liên kết của khớp. Bên cạnh đó, khi mẹ mang bầu, nồng độ relaxin tăng lên, làm giãn dây chằng và khớp ở vùng xương chậu để ống sinh mở rộng trong quá trình sinh nở. Hormone cũng gây ảnh hưởng đến các dây chằng giúp ổn định cột sống khiến mẹ bầu đau thắt lưng.
Bên cạnh đó, dù nhiều người coi việc mang thai là trải nghiệm thú vị trong cuộc sống nhưng đôi lúc, họ khá căng thẳng.
Trạng thái căng thẳng ảnh hưởng đến tâm trạng, tâm lý của mẹ bầu, gây ra triệu chứng về thể chất, chẳng hạn như mệt mỏi, đau đầu, cứng khớp và đau cơ.

Đau lưng trong 6 tháng cuối thai kỳ
Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, tử cung tiếp tục mở rộng theo sự phát triển của thai nhi. Thay đổi tư thế, tăng cân và tách cơ đều dẫn đến chứng đau lưng.
Nghiêng về phía sau
Trọng tâm của người phụ nữ dịch chuyển về phía trước cơ thể khi em bé lớn lên. Một số phụ nữ ngả người ra sau để lấy lại thăng bằng. Nghiêng về phía sau gây thêm căng thẳng cho cơ lưng, dẫn đến đau thắt lưng và cứng cơ.
Tăng cân
Cân nặng của mẹ tăng lên khi mang thai gây ra chứng đau thắt lưng và đau khớp.
Dựa theo cân nặng trước khi mang thai của phụ nữ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị mức tăng cân như sau:
- 12-18 kg nếu thiếu cân
- 11-16 kg nếu cân nặng khỏe mạnh
- 7-11 kg nếu thừa cân
- 5-9 kg nếu béo phì
Tách cơ
Bụng bao gồm 2 dải cơ song song nối nhau ở giữa, giúp ổn định cột sống và hỗ trợ lưng.
Bào thai lớn lên khiến các cơ bụng căng ra, một số trường hợp tách ra. Áp lực này dẫn đến tình trạng gọi là diastocation trực tràng.
Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, cảm giác phình, khó chịu ở bụng là dấu hiệu cho thấy cơ bụng đang tách ra để nhường chỗ cho tử cung phát triển.
Khi cơ bụng căng ra và trở nên yếu hơn sẽ làm tăng nguy cơ đau lưng, thắt lưng hoặc vùng chậu của phụ nữ.
Cách giảm đau hiệu quả
Vấn đề đau lưng đôi khi không thể tránh khỏi khi mang thai. Tuy nhiên, bà bầu có thể tăng cường cơ lưng, giảm đau bằng các bài tập nhẹ nhàng.
- Ngủ đủ giấc, nằm nghiêng, kê gối gối giữa hai chân và dưới bụng
- Chườm ấm để thư giãn các cơ bị căng hoặc giảm viêm
- Thay đổi tư thế đứng, ngồi để lưng thẳng và vai vuông, tránh đứng quá nhiều
- Đeo đai chuyên dụng dành cho bà bầu để hỗ trợ thêm vùng bụng và lưng
- Sử dụng gối thắt lưng, hỗ trợ thêm cho lưng khi ngồi
- Bà bầu nên được massage trước khi sinh để cơ bắp săn chắc, giảm căng thẳng
- Tìm hiểu dịch vụ châm cứu và nắn khớp xương với bác sĩ chuyên về thai sản
- Giảm căng thẳng bằng cách thiền, yoga trước khi sinh và các kỹ thuật thực hành chánh niệm khác
- Tăng cường cơ lưng bằng các bài tập thân thiện với bà bầu
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ
- Đi giày đế bằng hoặc gót thấp, có nâng đỡ vòm chân
Theo Medical News Today
Nếu bạn có câu chuyện muốn chia sẻ với cộng đồng cha mẹ của Đi Cùng Con, đừng ngần ngại gửi về địa chỉ email chiase@dicungcon.vn. Mỗi đóng góp của bạn đều rất quý giá và sẽ giúp ích cho rất nhiều người đấy! |