
Trong vai trò “thiên tài” quan sát, mẹ có thể nhận biết tình trạng sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa, wqua màu sắc và hình dạng phân của con.
Mẹ Mộc Trà
Phân “biến hóa” theo chế độ ăn của trẻ
Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, phân sẽ chuyển rắn và màu sắc cũng thay đổi đa dạng hơn. Chẳng hạn, các loại rau xanh như đậu Hà Lan có thể khiến phân có màu xanh đậm, còn củ dền có thể làm phân (và đôi khi cả nước tiểu) có màu đỏ.
Ngoài ra, nếu bé ăn thức ăn chưa được nghiền nhuyễn, phân có thể xuất hiện các mẩu thức ăn chưa tiêu hóa như vỏ đậu, ngô hoặc vỏ cà chua và các loại rau... Đây là hiện tượng bình thường vì hệ tiêu hóa của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển và cần thời gian để thích ứng với việc tiêu hóa những loại thức ăn mới.
Với một số trẻ, tần suất đi tiêu có thể giảm vì thức ăn rắn cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa so với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do chứa thêm chất béo và đường từ thực phẩm, phân có thể nặng mùi hơn so với khi chỉ uống sữa.
Dấu hiệu cho thấy bé cần can thiệp y tế
Nếu phân quá lỏng, nhiều nước hoặc chứa nhiều chất nhầy, có thể đây là dấu hiệu đường tiêu hóa bị kích ứng. Trong trường hợp này, cha mẹ nên giảm lượng thức ăn đặc và giới thiệu món mới từ từ. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.
Dưới đây là một số bất thường có thể là dấu hiệu trẻ gặp vấn đề sức khỏe và cần được thăm khám:

Một số lời khuyên khi bắt đầu cho bé ăn dặm
- Giới thiệu thức ăn từ từ, bắt đầu với từng loại thức ăn mới và theo dõi phản ứng của trẻ, đặc biệt là dấu hiệu dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Đảm bảo trẻ uống đủ nước khi ăn dặm để hỗ trợ tiêu hóa.
- Nếu có bất kỳ thay đổi nào đáng lo ngại trong phân của trẻ, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ.
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ
Nếu bạn có câu chuyện muốn chia sẻ với cộng đồng cha mẹ của Đi Cùng Con, đừng ngần ngại gửi về địa chỉ email chiase@dicungcon.vn. Mỗi đóng góp của bạn đều rất quý giá và sẽ giúp ích cho rất nhiều người đấy! |