

Trẻ tự nhiên sốt rồi biếng ăn hoặc buồn nôn khi ăn thì coi chừng là dấu hiệu tay chân miệng. Năm nay thấy dấu hiệu tay chân miệng chủ yếu loét họng mà ít phỏng nước ở tay chân.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ do virus, thường tự khỏi, điều trị chủ yếu điều trị triệu chứng: Hạ sốt, giảm đau, chế độ ăn. Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm (tỉ lệ rất ít).

Phụ huynh có trẻ bị tay chân miệng thì nhớ: Nốt phỏng nước trên da nổi nhiều hay ít thì kệ, đó không phản ánh độ nặng của bệnh. Tắm sạch hằng ngày, thường không cần bôi gì, trừ nốt gãi loét ra thì bôi su bạc hoặc xanh metylen vào nốt đó là được. Chờ 5-7 ngày sẽ hết.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ thì cần theo dõi:
- Không sốt quá 39 độ
- Không sốt quá 2 ngày
- Không ngủ giật mình quá 2 lần/30 phút
- Không đi loạng choạng
- Không kích thích hoặc quấy khóc vô cớ
- Không ngủ gà ngủ gật
Nếu không có cái nào thì không cần quá lo lắng. Khám bác sĩ ngay nếu có 1 trong các biểu hiện nói trên. Kháng sinh không cần nếu không có bội nhiễm vi khuẩn.
Bài viết được tư vấn bởi BSCKI Nguyễn Hữu Thảo Trưởng khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc - Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc Phòng khám: - Cơ sở 1: Thị Trấn Lập Trạch, huyện Lập Trạch, Vĩnh Phúc (hotline: 0989555035). - Cơ sở 2: 51B Phùng Quang Phong, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên (hotline: 0983666520). - Cơ sở 3: Phố Me, thị Trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc (hotline: 0342434013). |