

Từ ăn uống, vận động tới ngủ nghỉ, nếu cha mẹ thực hành được các lưu ý dưới đây sẽ giúp con khỏe mạnh, ít ốm vặt hơn.

Trẻ ăn đa dạng thực phẩm sẽ cân bằng về vitamin và khoáng chất. Dinh dưỡng tốt là tiền đề quan trọng cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Giấc ngủ là vô cùng quan trọng cho sự phát triển cả thể chất và tinh thần của trẻ em. Ngủ giúp cơ thể tự sửa chữa và chống chịu bệnh tật. Ngủ đủ giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn.

Nhiều gia đình có xu hướng giữ con trong nhà vì tin rằng cho trẻ ra ngoài nhiều có thể nhiễm bệnh. Thực tế vận động giúp trẻ tiêu hao năng lượng và nhanh đói hơn nên sẽ thèm ăn hơn. Vận động ngoài trời còn giúp trẻ khám phá thế giới và phát triển các giác quan. Nếu thời tiết thuận lợi, hãy cho trẻ vận động ngoài trời ít nhất 30-60 phút/ngày.

Tất nhiên rồi, bàn tay là nguồn lây nhiễm bệnh chính. Luôn nhắc trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, đó là thói quen tốt cần duy trì.

Dường như cho con ăn uống luôn là một áp lực với nhiều phụ huynh. Có lẽ chúng ta quên mất rằng bản năng của các loài động vật (kể cả con người) đó là đói tìm ăn, khát tìm uống. Hãy để đứa trẻ biết đói để khởi phát sự thèm ăn. Hãy để trẻ ăn theo nhu cầu, đừng ép.

Vâng. Với nhiều cha mẹ, chuyện ăn vặt (bim bim, kẹo, sữa...) gần như bị cấm tuyệt đối. Với tôi thì khác, tôi cho con mình ăn hết. Vì trẻ con bản tính vốn tò mò, cần được trải nghiệm các mùi vị khác nhau. Người lớn giúp kiểm soát điều đó, luôn làm bé hiểu rằng bé chỉ được ăn nếu có sự đồng ý của bố mẹ.

Điều này là quan trọng, giúp trẻ được nghỉ ngơi, dinh dưỡng tốt hơn và tránh lây nhiễm cho trẻ khác.

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên tiêm đủ. Một số mũi tiêm dịch vụ quan trọng khác là: rota virus, phế cầu, cúm hằng năm.

Trước tôi đã viết hẳn một bài về chủ để này (khói thuốc lá - kẻ thù của trẻ em). Các bố mẹ có thể theo dõi tại Làm thế nào giúp con tránh xa khói thuốc?

Cái này ít người chú ý. Tôi luôn hướng dẫn phụ huynh học kĩ năng chăm con khi bị ốm để đối diện với điều đó. Thuốc thang giúp con người chữa bệnh nhưng cũng là con dao 2 lưỡi. Ngày nay, trẻ em Việt bị làm dụng thuốc quá nhiều. Hãy nhớ rằng làm sao ít thuốc nhất để khỏi bệnh mới là tốt nhất. Điều này phụ thuộc cả vào bệnh nhân và bác sĩ. Nếu trẻ bị ốm hãy hỏi tư vấn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc cho con.
Chúc cả nhà một năm mạnh khỏe!
Nội dung được tư vấn bởi BSCKI Nguyễn Hữu Thảo Trưởng khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc - Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc Phòng khám: - Cơ sở 1: Thị Trấn Lập Trạch, huyện Lập Trạch, Vĩnh Phúc (hotline: 0989555035). - Cơ sở 2: 51B Phùng Quang Phong, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên (hotline: 0983666520). - Cơ sở 3: Phố Me, thị Trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc (hotline: 0342434013). |