

Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng đường huyết tăng cao xảy ra ở phụ nữ mang thai. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy làm thế nào để biết chỉ số đường huyết của mình có nằm trong ngưỡng an toàn hay không?
Thời điểm phát hiện
Thai phụ tiểu đường thai kỳ cần được khám thai định kỳ. Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ là dựa vào là nghiệm pháp dung nạp đường huyết ở giai đoạn 24-28 tuần tuổi thai.
Cách phát hiện
Để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ yêu cầu bà bầu làm xét nghiệm đường huyết. Các chỉ số thường được theo dõi bao gồm:
• Đường huyết lúc đói: Mức đường huyết khi bạn chưa ăn gì trong ít nhất 8 giờ.
• Đường huyết sau khi uống glucose: Mức đường huyết được đo sau khi bạn uống một lượng đường nhất định, thường là sau 1 giờ và 2 giờ.
Các chỉ số đường huyết được coi là bất thường khi vượt quá ngưỡng nhất định. Cụ thể:
• Đường huyết lúc đói: Trên 5,1 mmol/L.
• Đường huyết sau khi uống glucose 1 giờ: Trên 10 mmol/L.
• Đường huyết sau khi uống glucose 2 giờ: Trên 8,5 mmol/L.
Lưu ý: Các giá trị này có thể thay đổi đôi chút tùy theo phòng khám và phương pháp xét nghiệm.

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh nguy hiểm trong quá trình mang thai. Bệnh diễn biến một cách thầm lặng, nếu không điều trị đúng và theo dõi kỹ càng có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Nặng nhất có thể gây thai lưu, với mẹ là hôn mê do đái tháo đường. Bệnh có thể diễn ra rất êm đềm và không gây biến chứng nếu phát hiện kịp thời, tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, nếu chủ quan không theo dõi, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm.
Sống chung với tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Việc theo dõi chặt chẽ chỉ số đường huyết và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là rất quan trọng.
Thai phụ tiểu đường thai kỳ cần được khám thai định kỳ. Khi nghiệm pháp đường huyết mà có dấu hiệu tăng đường huyết, mẹ bầu cần có theo dõi chế độ ăn, đường huyết sau ăn nghiêm ngặt hàng ngày được tư vấn của bác sĩ sản phụ khoa, hay bác sĩ nội tiết tùy từng giai đoạn và mức độ bệnh.
Tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách:
• Chế độ ăn uống lành mạnh: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế đồ ngọt, chất béo bão hòa.
• Tập thể dục đều đặn: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
• Uống thuốc (nếu cần): Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp hạ đường huyết.
• Theo dõi đường huyết thường xuyên: Kiểm tra đường huyết tại nhà theo chỉ định của bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập phù hợp.
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bài viết được tư vấn bởi ThS.BS Tạ Việt Cường Phó giám đốc Trung tâm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Phòng khám Nhân Y: https://www.facebook.com/pknhany/ |