

Lồi rốn hay còn gọi là thoát vị rốn, xảy ra khi một phần ruột phình ra qua lỗ hở ở cơ thành bụng gần rốn.
Thoát vị rốn là gì?
Thoát vị rốn xảy ra khi một phần ruột phình ra qua lỗ hở ở cơ thành bụng gần rốn. Thoát vị rốn là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường tự lành khi lớn. Nó có thể to hơn khi cười, ho, khóc hoặc đi vệ sinh và có thể co lại khi nằm thư giãn hoặc nằm xuống.
Nguyên nhân
Khi người mẹ mang thai, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ trong cơ bụng của em bé. Lỗ mở này thường đóng ngay sau khi sinh. Nếu các cơ không liên kết với nhau hoàn toàn ở đường giữa của thành bụng, thoát vị rốn có thể xuất hiện khi sinh.
Điều trị
Phần lớn thoát vị rốn ở trẻ em tự lành khi bé 1-2 tuổi, một số ít kéo dài quá 5 tuổi và cần phẫu thuật.
Đối với trẻ em, phẫu thuật thoát vị rốn khi:
- Làm trẻ đau;
- Lớn và không giảm kích thước trong 2 năm đầu đời;
- Không biến mất khi 5 tuổi;
- Bị kẹt hoặc tắc ruột.
Trước đây, nhiều người hay dùng một đồng xu đặt vào rốn rồi băng lại với mong muốn khối thoát vị nhanh liền. Tuy nhiên, ngày nay nhiều nghiên cứu cho thấy việc làm đó không đẩy nhanh quá trình đóng kín thành bụng mà còn tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tại chỗ, nên phương pháp này không còn được khuyến cáo nữa. Tóm lại là nếu con bị thoát vị rốn, cha mẹ cứ để nguyên và theo dõi thôi.
Nội dung được tư vấn bởi BSCKI Nguyễn Hữu Thảo Nếu bạn đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và có câu chuyện muốn chia sẻ với Đi Cùng Con, xin vui lòng gửi về địa chỉ email chiase@dicungcon.vn. Mỗi đóng góp của bạn sẽ giúp ích cho rất nhiều cha mẹ trên hành trình nuôi dạy con. |