
Một số mẹ bầu muốn kích thích chuyển dạ bằng việc tắm nước nóng. Tuy nhiên, đây là điều nguy hiểm.
Nếu bạn sắp đến ngày dự sinh hoặc đã quá ngày dự sinh, có thể bạn đang tự hỏi liệu có phương pháp nào an toàn và hiệu quả để quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hay không. Nếu bạn đã thực hiện bất kỳ tìm kiếm nào trên Internet, bạn có thể bắt gặp những ý tưởng kích thích chuyển dạ từ tầm thường đến kỳ quái. Một số gợi ý có thể vô hại, mặc dù không hiệu quả. Nhưng một số cách có thể nguy hiểm.
Một phương pháp kích thích chuyển dạ thường xuyên xuất hiện là tắm nước nóng. Thực tế, đây là một trong những điều có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, đồng thời không có bằng chứng nào chứng minh giả thuyết tắm nước nóng sẽ gây chuyển dạ.

Tắm nước ấm thực sự có thể giúp ngăn chặn chuyển dạ sinh non. Nó có thể làm chậm các cơn co thắt bằng cách thư giãn cơ bắp. Mặc dù tắm nước ấm khi đang mang thai là điều tốt, nhưng nước quá nóng có thể làm giảm lưu lượng máu đến em bé, điều này có thể gây khó chịu. Nhiệt độ nước tắm của bạn không được quá cao. Bạn không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu vì điều đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Tắm nước nóng có an toàn khi mang thai không?
Tắm nước nóng không an toàn khi mang thai. Mối quan tâm chính khi tắm nước nóng khi đang mang thai là nguy cơ tăng nhiệt độ cơ thể. Ở trong bồn nước nóng hoặc bồn tắm hơn 10 phút có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị sốt sớm trong thai kỳ có nguy cơ cao mắc các bất thường nghiêm trọng ở não và tủy sống. Cần thêm bằng chứng, nhưng cũng có một số nghiên cứu cho thấy sốt khi mang thai có thể gây sảy thai.
Một phân tích về dị tật bẩm sinh cho thấy những phụ nữ sử dụng bồn nước nóng nhiều hơn một lần trong thời kỳ đầu mang thai hoặc trong thời gian dài có nhiều khả năng sinh con bị bệnh não, tức là khi một phần não, hộp sọ và da đầu bị thiếu. Họ cũng có nhiều khả năng sinh con mắc bệnh gastroschisis, tức là ruột nhô ra ngoài bụng. Tuy nhiên, cỡ mẫu còn nhỏ nên các nhà nghiên cứu không thể chắc chắn rằng dị tật bẩm sinh có liên quan đến việc sử dụng bồn tắm nước nóng hay không.
Một mối quan tâm khác khi tắm khi mang thai là nhiễm trùng. Tắm lâu làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Bạn cũng nên tránh dùng bong bóng và muối tắm. Nhiều loại có chứa các thành phần có thể gây ngứa hoặc kích ứng. Nếu vô tình làm rách da khi gãi, bạn có thể dễ bị nhiễm trùng. Muối tắm có thể làm thay đổi độ pH của âm đạo, khiến nó mất cân bằng. Điều này có thể làm giảm lượng vi khuẩn có lợi trong âm đạo, gây ngứa, kích ứng, nhiễm trùng nấm men và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Mặc dù những tuần cuối cùng của thai kỳ dường như có thể kéo dài, nhưng nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng kích thích chuyển dạ tại nhà, bạn nên thảo luận vấn đề này với bác sĩ trước để đảm bảo an toàn cho bạn và con.
Theo Webmd.com