Trong thời kỳ mang thai, đôi khi mẹ sẽ trải qua cảm giác chán ăn và mệt mỏi. Mẹ cần vượt qua tình trạng này để con tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Tuyết Nhung
Chán ăn và mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ mang thai phải trải qua. Điều này gây nhiều ảnh hưởng đến cảm giác và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.
Dù đã trải qua 2 lần mang thai và có kinh nghiệm xử lý khi gặp trạng thái chán ăn, tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy lo lắng khi nghĩ đến việc cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn nôn và sợ đồ ăn ở lần mang thai thứ 3. Mẹ chán ăn kéo dài đồng thời không có đầy đủ dinh dưỡng đi nuôi thai nhi khiến trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng và phát triển không toàn diện.
Để hạn chế tối thiểu tình trạng này, ngay từ những tuần đầu thai kỳ, tôi có một số mẹo dưới đây.
Ăn món yêu thích: Khi mang thai, việc thèm ăn là điều bình thường. Nếu cảm thấy muốn ăn thực phẩm nào, mẹ bầu hãy ăn món này. Điều này sẽ giúp thỏa mãn cũng như kích thích sự thèm ăn của bạn.Trang trí món ăn đẹp mắt: Ngoài hương vị, hình thức cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của món ăn. Dành một chút thời gian bày biện, sắp xếp món ăn đẹp mắt lên đĩa sẽ kích thích vị giác, giúp mẹ bầu hứng thú hơn với việc ăn uống.Ăn cùng người thân hoặc bạn bè: Tôi nhận ra khi ăn cùng bạn bè, gia đình, những cuộc chuyện trò rôm rả cùng hình ảnh ăn uống ngon miệng của đối phương sẽ giúp bản thân cảm thấy thèm ăn, ăn được nhiều hơn thay vì ăn một mình.Thử nghiệm công thức nấu ăn mới:Hàng tuần, tôi sẽ thử một số công thức mới khi cảm thấy chán với những công thức nấu ăn thông thường. Sự thay đổi về hương vị và kết cấu nhờ vậy làm tăng cảm giác thèm ăn. Ăn nhiều bữa ăn nhỏ: Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày giúp mẹ bầu không cảm thấy ngán mỗi khi nhìn thấy đồ ăn. Thay vì ăn một ngày 3 bữa, mẹ bầu có thể chia thành 6 bữa nhỏ với một lượng thức ăn vừa phải và kết hợp một số món ăn nhẹ trong các bữa phụ. Việc chia nhiều bữa nhỏ không làm cho mẹ bầu cảm giác đói bụng, tránh gây ra tình trạng dư thừa acid dạ dày - nguyên nhân dẫn đến các cơn buồn nôn, khó chịu cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.
Vận động trong thai kỳ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mẹ bầu. Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, các bác sĩ luôn khuyên bà bầu nên có chế độ luyện tập vận động phù hợp.
Mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng để bản thân và em bé trong bụng được khỏe mạnh. Trong đó, thực phẩm giàu 8 loại vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến thai kỳ khỏe mạnh.
Trữ trứng là một giải pháp y học tiên tiến, giúp phụ nữ bảo tồn khả năng sinh sản để chủ động hơn trong kế hoạch làm mẹ. Vậy khi nào phụ nữ nên hoặc được chỉ định trữ trứng?