Mẹo chọn, sơ chế và bảo quản trái cây tươi cho bà bầu
Tôi trải qua một thai kỳ khỏe mạnh nhờ chế độ dinh dưỡng cân đối, đặc biệt chăm chỉ bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây tươi. Tuy nhiên, việc thưởng thức hoa quả cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng. Dưới đây là tip lựa chọn, sơ chế và bảo quản trái cây tươi được tôi đúc rút trong giai đoạn thai nghén.
Mẹ Na
Mua trái cây hữu cơ: Tôi nghĩ trong giai đoạn mang thai, mẹ nên ưu tiên ăn trái cây hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng để hạn chế lượng thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại. Hầu hết cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị đều có bán trái cây nhập khẩu với đầy đủ tem mác của các tổ chức chứng nhận hữu cơ uy tín như USDA, EU Organic, Naturland... Ngoài ra, tôi thường dựa vào dãy số in trên tem dán được gọi là mã số PLU (Price Look Up Code). Dãy số bắt đầu bằng số 9 được khuyên nên mua bởi đây là loại trái cây hữu cơ, an toàn. Dù trái cây hữu cơ có giá “chát” hơn các loại quả bày bán ở chợ, tôi nghĩ các mẹ vẫn nên mua vì có thể yên tâm chất lượng quả luôn được kiểm định. Rửa trái cây kỹ càng: Nếu trong có sẵn dung dịch rửa rau củ quả, mẹ có thể sử dụng để ngâm trái cây và rửa lại nhiều lần trước khi ăn. Trường hợp không có sẵn dung dịch, tôi thường dùng nước muối pha loãng hoặc giấm pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:3. Ngâm trái cây trong dung dịch 5-10 phút, sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy mạnh trong ít nhất 30 giây.Loại bỏ phần bị dập: Mẹ lưu ý nên bỏ những vùng trái cây bị dập nát, có màu sẫm hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Những phần này có thể chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe mẹ và bé. Mẹo để đảm bảo an toàn là mẹ nên cắt bỏ một phần thịt quả xung quanh phần bị dập để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Quả sau khi khoét bỏ phần dập, mẹ nên thưởng thức luôn, tuyệt đối không bỏ lại vào tủ lạnh vì thịt quả gần nơi hư thối dễ sinh sôi vi khuẩn và nấm mốc trở lại.Bảo quản trái cây đúng cách: Với trái cây, tôi chỉ mua lượng vừa đủ để bảo quản và thưởng thức trong 1-2 ngày, đảm bảo quả không bị hao hụt dinh dưỡng trong quá trình trữ lạnh. Để giữ trái cây tươi lâu, tôi bảo quản ở nhiệt độ 4-5 độ C. Với một số loại quả có vỏ dày/bỏ vỏ khi ăn, tôi thường không rửa. Các loại quả mọng có thể ăn vỏ, sau khi rửa với các dung dịch làm sạch rau củ, tôi lau khô hoàn toàn bằng khăn mềm. Để quả không úng, tôi sử dụng hộp kín có nắp đậy hoặc túi lưới để bảo quản; tránh sử dụng túi nilon vì sẽ làm trái cây bị bí khí và nhanh hỏng; để trái cây vào từng ngăn riêng và cách ly thực phẩm tươi sống để tránh vi khuẩn từ thịt cá xâm nhập, gây hư hỏng.Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tôi nhận thấy việc bổ sung trái cây vào chế độ ăn hàng ngày đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, giảm nghén hiệu quả. Để hấp thụ tối đa dưỡng chất trong trái cây tươi, tôi ăn đa dạng quả, ưu tiên nhiều màu sắc để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Dinh dưỡng từ trái cây sẽ được hấp thụ tốt nhất khi mẹ bầu ăn sau bữa chính khoảng 1-2 tiếng. Tuy nhiên, mẹ cũng cân đối lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều; tránh ăn trái cây chưa chín hoặc trái cây có quá vị chua, cay nóng.
Chuẩn bị trước bình nước cá nhân, đồ ăn vặt nếu đói, mang theo gối ngủ, chăn mỏng giữ ấm… sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, thư giãn trong suốt hành trình về quê.