Những nguyên nhân phổ biến gây giảm sữa

Được tư vấn bởi BS Lê Ngọc Anh Thy - Bác sĩ Sữa Mẹ - Founder Trung Tâm Sữa Mẹ BMC

Nếu đang trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo duy trì nguồn sữa dồi dào cho bé tu ti.
- Cho bé bú là một quá trình cung và cầu. Sữa được sản xuất khi bé bú và lượng sữa mà bé bú sẽ giúp cho cơ thể mẹ nhận biết lượng sữa cần thiết. Mỗi bình sữa (sữa công thức, nước) mà bé được bổ sung có nghĩa là cơ thể người mẹ nhận được tín hiệu để sản xuất ít sữa hơn.
- Bé thích bú bình. Bình sữa đòi hỏi kiểu bú khác với bú mẹ. Bé thích bình vì sẽ dễ dàng lấy sữa ra khỏi bình hơn, sữa bình chảy nhanh hơn so với sữa ở ngực mẹ. Do đó, việc cho bé bú bình có thể khiến bé sai khớp bú mẹ trực tiếp, dẫn đến giảm sữa.
- Dùng ti giả. Ti giả cũng có thể ảnh hưởng đến khớp ngậm của bé. Các mẹ lạm dụng ti giả có thể làm giảm đáng kể thời gian con bú mẹ. Điều này có thể khiến nguồn sữa của bạn giảm xuống.
- Núm trợ ti có thể là một công cụ hữu ích trong một số trường hợp, nhưng nó cũng có thể làm giảm kích thích đến núm hoặc cản trở quá trình chuyển sữa, điều này có thể cản trở chu kỳ cung-cầu.
- Cho ăn theo lịch trình mẹ đặt sẵn. Việc ép bé bú mẹ nhiều dễ khiến bé sinh tâm lý từ chối bú mẹ, từ đó có thể dẫn đến giảm nguồn cung. Mẹ hãy cho bé bú bất cứ khi nào bé đói.
- Em bé buồn ngủ. Vài tuần đầu sau sinh, việc ngủ chiếm nhiều thời gian trong ngày nhất của bé, khiến thời gian bú ngắn lại. Nên mẹ hãy cho bé bú ít nhất 2 giờ/lần vào ban ngày và ít nhất 4 giờ/lần vào ban đêm để tạo thói quen sản xuất sữa đều đặn cho cơ thể.
- Chỉ cho ti một bên vú trong mỗi lần ăn. Nếu nguồn sữa của mẹ đã dồi dào và ổn định, bé tăng cân tốt thì cách làm này không vấn đề. Nhưng nếu đang cố gắng kích sữa, mẹ hãy để bé bú hết một bầu vú, sau đó chuyển sang bên còn lại.
- Các vấn đề về sức khỏe khác của em bé (vàng da, tưa lưỡi, dính thắng lưỡi...) có thể khiến bé không thể bú hết sữa ra khỏi vú, từ đó báo tín hiệu khiến cơ thể giảm sản xuất sữa.
- Sức khỏe của mẹ: Các vấn đề sức khỏe của mẹ cũng ảnh hưởng tới lượng sữa như thiếu máu hoặc suy giáp, sót nhau thai, xuất huyết sau sinh…, phẫu thuật/chấn thương ngực trước đó, các vấn đề về nội tiết tố, các vấn đề về giải phẫu, thuốc mẹ đang dùng hoặc hút thuốc.
Bài viết được tư vấn bởi BS Sữa Mẹ Lê Ngọc Anh Thy Bác sĩ Sữa Mẹ - Founder của Trung Tâm Tư vấn Sữa Mẹ BMC. Địa chỉ: Trung tâm Tư vấn Sữa Mẹ BMC, 3A Tân Canh, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp. HCM Hotline: 0764623046 - 0904755525 – 0769969525 hoặc quan tâm Zalo OA tại đây. |