
Các mẹ có bao giờ thắc mắc các cụ ngày xưa khi chưa có máy hút sữa, chưa có các công cụ hiện đại như bây giờ thì làm thế nào để đủ sữa cho con bú? Hẳn là các bà, ác mẹ đã áp dụng rất nhiều kiến thức y học cổ truyền.
Nếu đem câu hỏi này hỏi các ông bà, bố mẹ mình ngày xưa, sẽ có rất nhiều bài thuốc, kinh nghiệm để kích sữa từ thảo mộc thiên nhiên hay từ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy nếu đem hết những kinh nghiệm ông bà truyền lại để áp dụng thì có hiệu quả không? Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu nền y học cổ truyền đã nghiên cứu về sữa mẹ như thế nào nha!
1. Sữa mẹ đến từ đâu? Chuyện nguồn gốc sữa theo y học cổ truyền
Trong Y học cổ truyền, cơ thể chúng ta được nuôi dưỡng bởi các dạng năng lượng tinh, khí, huyết, thần. Sữa mẹ được xem là một dạng năng lượng đặc biệt, hình thành từ huyết (máu).
Khi mang thai, một phần huyết sẽ nuôi dưỡng thai nhi. Sau khi sinh, phần huyết này sẽ chuyển hóa thành sữa (nhờ tạng Phế trong đông y chuyển hóa ) để nuôi con. Vì vậy, để có đủ sữa cho bé tu ti, điều quan trọng là mẹ phải có đủ huyết và huyết phải được chuyển hóa tốt thành sữa.
Đừng lo lắng quá nhé các mẹ! Dù cơ thể có thể hơi yếu sau sinh, nhưng cơ thể chúng ta rất kỳ diệu. Mọi thứ đều có cách để cân bằng lại. Việc hiểu rõ nguồn gốc của sữa sẽ giúp mẹ biết cách “bồi bổ” đúng chỗ để sữa về tràn trề.
2. Kích thích cơ thể chuyển hóa huyết thành sữa - bí quyết số 1
Đây là một trong những điều quan trọng nhất đó mẹ! Khi bé tu ti trực tiếp, hành động bú mẹ sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra một chất rất đặc biệt, giúp chuyển hóa huyết thành sữa. Vì vậy, việc cho bé bú mẹ thường xuyên và đúng cách là chìa khóa vàng để sữa về dồi dào
Mẹ hãy cố gắng cho con bú thật nhiều, hoặc nếu bé không ti mẹ trực tiếp được, mẹ có thể vắt sữa thường xuyên để cơ thể hiểu rằng cần phải tiếp tục sản xuất sữa nhé.
Ngoài ra, massage bầu ngực cũng là một cách tuyệt vời để kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn.
3. Tỳ vị khỏe mạnh - “Nhà máy” sản xuất sữa tốt nhất!
Trong Y học cổ truyền, Tỳ vị (hay còn gọi là hệ tiêu hóa) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa chúng thành năng lượng, trong đó có huyết. Một Tỳ vị khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, từ đó sản sinh ra đủ huyết để tạo sữa.
Vậy làm thế nào để Tỳ vị của mẹ khỏe mạnh?
Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng: Ưu tiên các món ăn mềm, dễ nuốt, và được chế biến kỹ.
Sử dụng các thực phẩm lên men: Như mật ong lên men, Natto (đậu nành lên men) – chúng vừa bổ tỳ, vừa hỗ trợ tiêu hóa.
CÓ thể áp dụng thêm châm cứu lục khí để bồi bổ tạng Tỳ: Đối với phương pháp châm cứu này, các mẹ cắt salonpas thành các miếng nhỏ 5mmx5mm dán vào vị trí các huyệt theo bộ huyệt sau:
Bổ thổ túc châm
Bổ thổ âm châm:
4. Thần khỏe - Nguồn năng lượng tối cao cho cơ thể và sữa mẹ!
Thần là nguồn năng lượng cao nhất của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh, khí, huyết và cả sữa. Khi mẹ căng thẳng, lo âu quá nhiều, hoặc thiếu ngủ, thận sẽ bị suy yếu, ảnh hưởng đến việc tạo sữa.
Vì vậy, mẹ hãy cố gắng ngủ đủ giấc, dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Mẹ có thể nhờ chồng hoặc người thân giúp đỡ một tay để có thêm thời gian cho bản thân. Một tinh thần thoải mái, thư thái sẽ giúp thận khỏe mạnh, từ đó sữa về dồi dào hơn rất nhiều.
5. Ăn uống thế nào để có đủ huyết và sữa?
Chắc chắn rồi, dinh dưỡng là nền tảng quan trọng nhất! Để có đủ huyết và đủ sữa, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Y học cổ truyền gợi ý một số thực phẩm sau:
- Cháo gạo lứt nấu với các loại đậu đỗ: Đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, khoai lang, đu đủ... Mẹ có thể thay đổi các loại củ quả này để món ăn thêm phong phú và không bị ngán. Hãy ăn cả ngày và chia thành nhiều bữa nhỏ nhé.
- Trà gạo lứt + ngưu tất + đương quy (nếu mẹ không quen vị đường quy thì có thể bỏ qua): Đây là một loại trà bổ dưỡng, giúp tăng cường khí huyết.
- Bột đậu mầm: Mẹ có thể pha bột đậu mầm với mật ong lên men để uống. Đây là một thức uống vừa bổ dưỡng, vừa dễ uống.
- Đậu đen, đậu xanh, rau ngót, chùm ngây: Những thực phẩm này đều rất tốt cho việc tăng sữa.
- Tránh ăn rau răm, rau mùi: Đây là những loại rau có thể làm giảm lượng sữa mẹ. Mẹ hãy lưu ý nhé.

Lời khuyên cuối cùng từ mẹ bỉm sữa đến mẹ bỉm sữa
Việc có đủ sữa cho con bú là một hành trình cần sự kiên nhẫn và yêu thương. Y học cổ truyền nhấn mạnh rằng để bồi bổ tinh, bổ khí, bổ huyết cho cơ thể thì cần có thời gian. Mẹ đừng vội vàng hay lo lắng quá nhé. Quan trọng là mẹ hãy chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt, cả về thể chất lẫn tinh thần. Một khi mẹ khỏe mạnh và vui vẻ, sữa sẽ về dồi dào để bé yêu tu ti no bụng thôi!
Nếu mẹ đã áp dụng các phương pháp trên mà vẫn chưa thấy hiệu quả rõ rệt, đừng ngần ngại tìm đến các chuyên gia Y học cổ truyền để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn nhé. Mỗi cơ thể là độc nhất, và đôi khi chúng ta cần một sự điều chỉnh riêng biệt.
Chúc các mẹ luôn dồi dào sữa, và bé yêu luôn khỏe mạnh, phát triển tốt nhé!
Bình luận