
Với những mẹ nuôi con theo EASY, giấc ngủ “Rem sáng” thực sự đáng lo sợ.
Mẹ Cami

Giấc ngủ “REM” là gì?
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với trẻ sơ sinh. Theo khoa học, trong một chu trình ngủ sẽ có giai đoạn ngủ sâu và ngủ nông, trong đó ngủ nông được gọi là chu trình REM.
Đối với người trưởng thành, giai đoạn ngủ sâu chiếm đến hơn 50%. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, chu kỳ ngủ chỉ kéo dài 40-50 phút, trong đó 80% là giấc ngủ nông - giấc REM, chỉ 20% là ngủ sâu. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng đầu, bé sẽ hay xuất hiện “Rem sáng”. Trong giai đoạn này, mặc dù mắt vẫn nhắm tịt, nhưng bé phát ra những âm thanh gầm ghè và có thể trở mình nhiều hơn so với các thời điểm khác trong đêm. Điều đó cũng khiến ba mẹ uể oải, thức giấc vào lúc 4-5h sáng.
“Rem sáng” - lợi hay hại?
Thực tế “Rem sáng” có rất nhiều lợi ịch với trẻ sơ sinh: Giấc ngủ REM cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho não bộ, giúp phát triển và hình thành các mạng lưới thần kinh quan trọng. Đây là giai đoạn con học làm chủ các giác quan và các kỹ năng đầu đời như nắm tay, lẫy, bò, ngồi, đứng và đi. Trong giai đoạn rem sáng ở trẻ sơ sinh, cơ thể sẽ tiết hormone tăng trưởng và tăng cường quá trình tái tạo và phục hồi các mô và tế bào.
Tuy nhiên, “Rem sáng” cũng khiến cha mẹ mệt mỏi khi bé sẽ thường ngọ nguậy, trở mình liên tục vào tầm 4-5h sáng. Một số trẻ còn tỉnh giấc sớm, quấy khóc khiến bố mẹ mất ngủ.
Cách vượt qua “Rem sáng”
Bé nhà mình cũng đã có giai đoạn “Rem sáng”. Bé thức giấc lúc 4h sáng, khó ngủ lại, hoặc có khi đến 5-6h mới ngủ khiến ba mẹ rất mệt. Sau đó, bé lại ngủ nướng đến 8-9h sáng, ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống, sinh hoạt. Và để vượt qua giai đoạn này, mình đã áp dụng một số cách sau:
- Tạo lập cho con lịch sinh hoạt ổn định và phù hợp: Nếu các mẹ nuôi con theo EASY thì việc tạo lập này sẽ rất dễ dàng, bao gồm các hoạt động Ăn – Chơi – Ngủ. Giúp bé có một lịch trình rõ ràng, giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý giấc ngủ..
- Hướng dẫn bé tự ngủ: Khi bé tỉnh giấc, mẹ đừng vội bế con ngay vì vô tình điều này sẽ khiến bé ngỡ là đã đến giờ dậy. Hãy để bé tự trấn an bản thân hoặc mẹ vỗ nhẹ mông bé để giúp bình tĩnh trở lại.
Mong rằng mẹ sẽ bình tĩnh, vượt qua giai đoạn “khủng hoảng” này để giúp con sớm thích nghi với nếp sinh hoạt nhé.
"Từ điển làm mẹ" là thế giới "từ mới" và "thuật ngữ" chỉ những người làm mẹ mới hiểu. Nếu bạn đã, đang và sắp bước vào hành trình đảm nhiệm thiên chức thiêng liêng, hãy chia sẻ "từ điển" thú vị của riêng mình cùng cộng đồng mẹ bầu Đi Cùng Con. Đừng ngần ngại gửi về địa chỉ email chiase@dicungcon.vn. Mỗi đóng góp của bạn đều rất quý giá và sẽ giúp ích cho rất nhiều người đấy! |