
Nếu bố mẹ tạo cho con môi trường trong và ngoài tốt, em bé không chỉ lớn lên với thể chất khỏe mạnh mà còn phát triển tinh thần vượt bậc.
Mẹ Bao Bao
Tạo cho mẹ môi trường tốt để thai giáo
Một trong những điều kiện tốt nhất để thai giáo là giúp thai nhi được sống trong môi trường tốt.
Môi trường sống của thai nhi
Môi trường sống của thai nhi có thể chia làm hai loại: Môi trường bên trong - cơ thể mẹ; môi trường bên ngoài - môi trường sống của mẹ (bao gồm cả ảnh hưởng của bố).
Bên cạnh đó, môi trường sống của thai nhi còn có thể chia nhỏ thành:
- Môi trường tâm lý: Trạng thái và ý thức tinh thần của mẹ (hứng thú, sở thích, nghề nghiệp...).
- Môi trường hóa học, sinh học: Tình trạng dinh dưỡng, phản ứng với các loại thuốc, hormone trong cơ thể...
- Môi trường vật lý: Sự thay đổi nhịp tim, tư thế, động tác vuốt ve, nhu động ruột...
Môi trường của mẹ tốt, môi trường của bé sẽ tốt
Thông qua môi trường sống của mẹ, bé không chỉ tiếp nhận những thứ cần thiết để lớn lên như dinh dưỡng, oxy... mà còn dựa vào cơ thể mẹ để bảo vệ bản thân khỏi tổn thương. Đồng thời, bé cũng tiếp nhận "những sản phẩm tinh thần" từ mẹ. Ví dụ, qua tâm trạng mẹ để tự cảm thấy vui vẻ, giúp bản thân phát triển khỏe mạnh hơn.
Phương pháp tạo môi trường tốt để thai giáo hàng ngày
1. Mẹ giữ tâm trạng luôn vui vẻ, hình thành thói quen sống tốt, ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng.
2. Duy trì môi trường sống sạch sẽ, yên tĩnh, màu sắc nội thất hài hòa, phòng khách và ban công có cây xanh, tường treo nhiều hình ảnh trẻ con dễ thương.
3. Bố giúp mẹ tạo không khí gia đình đầm ấm, giữ tinh thần tốt đẹp, thư giãn bằng cách nghe nhạc, luyện ngôn ngữ, bồi dưỡng tư tưởng. Đặc biệt, mẹ cần tránh bị kích thích bởi những yếu tố xấu bên ngoài.
Sau khi mang thai, bạn nên bổ sung vitamin C giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi, nhưng tránh dùng quá nhiều vì có thể gây tác dụng ngược. Thông thường, mỗi ngày bạn chỉ nên uống 100 mg. Nếu hàng ngày bạn ăn đủ hoa quả, rau xanh thì không cần uống vitamin C.

Đừng nhầm dấu hiệu mang thai với triệu chứng cảm cúm
Thông thường, trước khi mang thai, bạn không thấy dấu hiệu rõ ràng. Nhưng khi có thai, cơ thể bạn sẽ có tình trạng khác thường vì thế sớm nắm bắt được tín hiệu mang thai là rất quan trọng.
Dấu hiệu mang thai gần giống với cảm cúm
Khi mới mang thai, bạn có thể thấy một số biểu hiện gắn giống với cảm cúm như thân nhiệt tăng, đau đầu, tinh thần mệt mỏi... Đặc biệt có lúc bạn cảm thấy lạnh, sắc mặt vàng vọt... Những triệu chứng này là binh thường, vài ngày sẽ tự hết. Bạn không được uống thuốc/tiêm nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bởi các loại thuốc cảm cúm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Những điều đặc biệt chú ý khi mang thai
Nếu xuất hiện dấu hiệu mang thai, bạn cần đặc biệt chú ý đến thói quen sống hàng ngày. Tuy nhiên, cho dù có thai hay không, bạn vẫn nên kiên trì thực hiện nếp sống lành mạnh.
1. Ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng.
2. Không hút thuốc, tránh xa rượu, bia, caffeine (đặc biệt là cá phê và coca), các loại thuốc.
3. Hạn chế nuôi thú cưng trong nhà.
4. Tránh đến gần người bệnh.
Bắt đầu từ bây giờ, cứ cách một khoảng thời gian (ví dụ 1 tuần 1 lần) bạn nên ghi chép lại vòng bụng và cân nặng, sau đó so sánh. Bạn sẽ phát hiện một số thay đổi của cơ thể.
Nội dung tổng hợp từ sách "Thai giáo theo chuyên gia - 280 ngày, mỗi ngày đọc 1 trang"
Nếu bạn có câu chuyện muốn chia sẻ với cộng đồng cha mẹ của Đi Cùng Con, đừng ngần ngại gửi về địa chỉ email chiase@dicungcon.vn. Mỗi đóng góp của bạn đều rất quý giá và sẽ giúp ích cho rất nhiều người đấy! |