

Tiêm filler là dịch vụ thẩm mỹ phổ biến nhờ hiệu quả nhanh chóng, không đau, không cần can thiệp dao kéo và không yêu cầu thời gian nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, phương pháp làm đẹp này không phải đối tượng nào cũng phù hợp.
Filler là sản phẩm làm đầy được tạo thành chủ yếu từ axit hyaluronic, một chất tồn tại tự nhiên bên trong cơ thể. Tiêm filler đã trở thành phương pháp phổ biến trong lĩnh vực thẩm mỹ, được ứng dụng rộng rãi để cải thiện vẻ đẹp và tái tạo làn da. Thường được sử dụng trong nhiều phương pháp làm đẹp khác nhau, filler không đòi hỏi can thiệp dao kéo, mà mang lại kết quả nhanh chóng và tự nhiên.
Filler được tiêm vào bên trong cơ thể để tạo thành một lớp mô dày, giúp làm tăng thể tích vùng da hoặc mô cần được điều chỉnh. Điều này tạo hiệu ứng đầy đặn và trẻ trung cho vùng da được xử lý. Tiêm filler được dùng với nhiều mục đích khác nhau như nâng cơ, xoá nhăn, độn cằm và da được trẻ hoá...
Đến thời điểm này, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định axit hyaluronic gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro, các mẹ bầu không nên tiêm filler. Tốt nhất, bà bầu chỉ nên sử dụng các phương pháp cũng như sản phẩm được khuyến cáo an toàn cho phụ nữ mang thai.

Hơn nữa, quy trình tiêm filler bao gồm bước ủ tê để làm giảm cảm giác đau buốt, khó chịu. Nhưng cũng theo một số chứng minh khoa học, hoạt chất lidocaine trong thuốc tế có thể tác động đến nhịp tim, đường hô hấp và cản trở sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, một số mẹ bầu tiêm HA bị nhiễm trùng gặp rủi ro khó xử lý. Đặc biệt, hiện nhiều cơ sở thẩm mỹ tiêm filler không đảm bảo chất lượng, một số trường hợp bác sĩ không thực hiện việc tiêm filler trực tiếp. Việc sử dụng filler nhái hoặc giả cũng trở nên phổ biến, gây ra những biến chứng khó lường như nhiễm trùng, tổn thương da hoặc thậm chí là mất thị giác. Vì lý do này, việc hạn chế tiêm filler khi mang thai là điều cần thiết.
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng, song chị em cần cân nhắc cẩn thận để không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi.