

Nhiều phụ nữ mang thai phân vân việc sử dụng thuốc khi bị ốm, sốt có thể gây ảnh hưởng cho em bé. Tuân thủ một số điều kiện, mẹ bầu vẫn có thể uống thuốc khi bệnh biến chuyển nặng, gây sốt.
Khi mang thai, cơ thể mẹ chịu rất nhiều sự thay đổi. Việc thích ứng với một mầm sống lớn dần lên làm phản ứng miễn dịch thay đổi và sức đề kháng của phụ nữ kém hơn. Các bà mẹ dễ bị dị ứng, nhiễm khuẩn và trào ngược hơn (LPR và GERD) nên dễ bị viêm mũi dẫn đến viêm xoang. Khi viêm xoang, nhiều phụ nữ có thai lại rất khó sử dụng thuốc thích hợp nên bệnh thường kéo dài và dễ có biến chứng.
Trong trường hợp bị sốt, mẹ bầu nên kiểm soát tốt cơn sốt, tránh làm ảnh hưởng đến em bé. Thuốc hạ sốt paracetamol có thể được sử dụng khi mẹ bị sốt, liều thường dùng 500 mg/ lần. Tuy nhiên, các bà mẹ chú ý chỉ sử dụng dòng paracetamol đơn thuần (chỉ có thành phần là paracetamol hoặc acetaminophen) mà không kết hợp thành phần khác (codein, cchlophenylramin…).

Khi viêm xoang mà có sốt thường do các nguyên nhân virus hoặc vi khuẩn. Vì vậy, ngoài điều trị triệu chứng sốt, mẹ bầu còn cần điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân. Thuốc xịt mũi cũng nên hạn chế dùng vì chúng đa phần đều có tác động đến sức khoẻ của cả mẹ và con. Mẹ bầu cần sử dụng thuốc mà các bác sĩ tham khảo theo hướng dẫn của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ). Phụ nữ có thai thường không sử dụng thuốc ngoài nhóm A và B, nên thuốc xịt mũi cho mẹ bầu thương dùng dòng nước muối, thảo dược.
Bài viết được tư vấn bởi Bác sĩ Nguyễn Thanh Long Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình |